Răng khôn là răng gì? Trường hợp nào nên nhổ răng khôn?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 không chỉ không có ý nghĩa gì về chức năng nhai mà còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng nếu mọc lệch hoặc mọc ngầm. Vậy nên nhổ răng không trong trường hợp nào, có nguy hiểm không và cần lưu ý điều gì?
Răng khôn là răng gì?
Răng khôn là những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm khi xương hàm đã ngừng phát triển. Răng số 8 không xuất hiện khi trẻ nhỏ mới mọc răng hay thay răng mà thường phát triển ở người trưởng thành khoảng từ 18 tuổi trở lên.
Mỗi người thường sẽ có 4 cái răng khôn, mỗi hàm 2 chiếc. Và thời gian mọc răng khôn có thể kéo dài từ vài tháng, thậm chí là vài năm.
Do răng khôn mọc sau cùng và ở sát vách nên thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Vậy nên răng khôn khi mọc thường gặp các tình trạng mọc lệch, mọc ngầm, đâm xiên chen chỗ các răng bên cạnh … dẫn đến tình trạng sưng nướu, đau nhức, …
Răng khôn có tác dụng gì không?
Răng số 8 được gọi là răng khôn vì chúng thường mọc khi con người đã ở độ tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên do mọc muộn nên có rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không đúng vị trí nên khiến mọi người gặp không ít phiền toái, đau đớn, khó chịu.
Răng số 8 không chỉ không có tác dụng gì đặc biệt mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu mọc lệch và mọc ngầm. Cụ thể:
1. Viêm nhiễm, đau nhức
Răng bị lợi trùm lên hoặc mọc ngầm trong xương hàm khiến thức ăn dễ mắc vào làm vi khuẩn tích tụ gây viêm lợi, nhiễm trùng.
2. Gây sâu răng
Răng khôn mọc lệch chèn vào răng bên cạnh tạo khoảng trống dễ mắc thức ăn vào. Vị trí này khó vệ sinh khiến vi khuẩn phát triển dễ gây sâu răng.
3. Làm ảnh hưởng răng kế cận
Răng khôn mọc ngang, mọc lệch làm ảnh hưởng đến chân răng số 7 kế bên. Lâu ngày làm lung lay, tiêu xương có thể gây mất răng.
4. Làm xô cả hàm răng
Răng khôn mọc ngang, chen chúc nhau gây viêm nhiễm lâu ngày không can thiệp kịp thời có thể làm xô lệch những răng bên cạnh và thậm chí là cả hàm răng.
5. Ảnh hưởng cảm giác, chức năng ăn nhai
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến bệnh nhân sưng, đau nhức trong miệng nên không thể nhai thức ăn. Ngoài ra còn chèn ép gây mất/ giảm cảm giác ở môi, da, răng nửa cùng hàm, đau một bên mặt…
Trường hợp nào nên nhổ răng khôn
Trường hợp nên nhổ răng khôn:
– Răng khôn mọc lệch dẫn đến đau nhức, ảnh hưởng chức năng ăn nhai
– Răng khôn mọc nghiêng làm khuôn hàm bị xô lệch
– Viêm nhiễm ở chân răng
– Răng khôn mọc chen chúc răng kế bên gây khe giắt thức ăn tạo ổ viêm
– Răng số 8 bị sâu hoặc viêm nha chu
– Gây tổn thương xương hàm do u nang quanh răng số 8
– Răng khôn mọc ngầm, mọc sai vị trí
– Răng khôn dị dạng, nhỏ gây nhồi nhét thức ăn, viêm nhiễm nướu.
Trường hợp không nên nhổ răng khôn:
– Răng số 8 mọc thẳng và khớp với hàm trên
– Răng số 8 mọc và không ảnh hưởng răng số 7
– Hình dạng răng khôn bình thường
– Người mắc các bệnh rối loạn đông máu, thần kinh, đái tháo đường, huyết áp, tim mạch,…
– Phụ nữ mang thai
Lưu ý chăm sóc sau nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn bệnh nhân cần phải lưu ý chăm sóc dưới đây.
– Sau khi nhổ răng số 8, bạn cần hạn chế cử động cơ hàm, ít nói để tránh gây chảy máu
– Không chạm vào vết thương bằng tay hay bất cứ cái gì khác
– Bạn có thể chườm má bằng đá lạnh để giảm sưng đau.
– Không khạc nhổ trong 6 giờ đầu sau nhổ răng
– Không ăn nhai tại vị trí mới nhổ răng. Chỉ nên ăn thức ăn mềm như cháo và uống nhiều nước.
– Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thuốc lá, rượu bia
– Uống thuốc giảm đau theo chỉ định
– Liên hệ với bác sĩ ngay khi có hiện tượng bất thường.
Nếu bạn đang quan tâm đến nhổ răng khôn thì hãy để lại thông tin, chuyên gia Nha khoa Huy Giang sẽ liên hệ lại tư vấn miễn phí cho bạn.
NHA KHOA HUY GIANG – Safe & Beauty
Đơn vị hàng đầu về Nha khoa Thẩm mỹ!