Cắt môi bé bao lâu thì lành? Mẹo đẩy nhanh tốc độ lành thương
Cắt môi bé bao lâu thì lành, bao lâu hồi phục ổn định vào form đẹp chuẩn là mối quan tâm của nhiều chị em. Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất giúp chị em sắp xếp công việc hàng ngày và sinh hoạt vợ chồng không bị cản trở quá lâu.
Thẩm mỹ cắt môi bé bao lâu thì lành?
Thu gọn môi bé là giải pháp làm đẹp ngày càng phổ biến được nhiều chị em lựa chọn. Bởi sau sinh phần môi bé bị phì đại, giãn rộng, chảy xệ chùng nhão khiến chị em tự ti, mất đi vẻ đẹp quyến rũ trước người bạn đời của mình.
Cô bé nằm ở vị trí nhạy cảm, thế nên đa phần chị em đều có tâm lý chung là sợ đau, sợ ảnh hưởng đến chức năng vùng kín và không biết cắt môi bé bao lâu thì lành.
Thời gian lành thương sau khi thu môi bé ở mỗi người là khác nhau và có không ít trường hợp “cô bé” lâu lành, biến chứng nặng do thực hiện thẩm mỹ tại cơ sở kém chất lượng. Vì vậy chị em nên tìm hiểu kỹ cơ sở uy tín trước khi tạo hình môi bé.
Các mốc thời gian lành thương sau cắt môi bé
Sau phẫu thuật cắt môi bé bằng cách loại bỏ phần da thừa, cố định các mô cơ và khâu thẩm mỹ bằng chỉ tự tiêu thì vùng can thiệp sẽ bị sưng đau trong ngày đầu và giảm dần trong mấy ngày tiếp theo.
Cụ thể:
– Ngày đầu tiên: Ngày đầu sau phẫu thuật môi bé sẽ hơi sưng đỏ, chảy máu và bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm
– Sau 3 ngày: Vết thương vẫn còn sưng và có dấu hiệu khô và dần lành lại
– Sau 5 ngày: Môi bé vẫn sưng, không còn chảy máu nữa
– Sau 7 ngày: Vết thương khô, khít lại, môi bé dần hồi phục ổn định, cảm giác đau dần hết và phần chỉ khâu tự tiêu biến dần.
– Sau 1 tháng: Vết thương hoàn toàn hồi phục, môi bé vào form ổn định, thon gọn, hồng hào, mềm mại.
Để thời gian lành thương và hồi phục sau cắt môi bé đúng tiến độ thì chị em nên tuân thủ chỉ định chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi phục sau thu môi bé
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng để thời gian hồi phục lành thương sau khi thực hiện thu gọn môi bé.
1. Tay nghề bác sĩ
Môi cô bé là vùng nhạy cảm của cơ thể nên chỉ cần vết rạch mổ nhỏ cũng khiến chị em rất đau và chảy máu nhiều. Vì vậy cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề giỏi, nhiều năm kinh nghiệm để thực hiện phẫu thuật chính xác. Giúp hạn chế tối đa xâm lấn cung xung quanh, ít đau, thời gian lành thương nhanh hơn.
Nếu chọn địa chỉ không uy tín, tay nghề bác sĩ non kém, trình độ chuyên môn yếu dễ gây ra những rủi ro, tổn thương nặng làm môi bé lâu lành hơn.
2. Cách chăm sóc hậu phẫu
Ngoài tay nghề bác sĩ thì chăm sóc hậu phẫu tại nhà cũng tác động đến thời gian hồi phục và kết quả sau phẫu thuật. Sau thực hiện thủ thuật chị em cần nghỉ ngơi và chăm sóc vết thương đúng cách theo chỉ định của bác sĩ mới đảm bảo tiến trình hồi phục.
Thông thường, nếu chị em kiêng khem, chăm sóc vết thương kỹ lưỡng thì môi bé sẽ hoàn toàn hồi phục chỉ sau 1 tháng.
Nếu sau khi cắt môi bé mà bạn vội vàng vận động mạnh, không vệ sinh vết thương và kiêng khem đúng cách thì vết mổ sẽ lâu lành và còn có thể biến chứng nguy hiểm.
Cách giúp vết thương sau cắt môi bé nhanh lành hơn
Ngoài việc chú ý các yếu tố làm ảnh hưởng đến thời gian cắt môi bé bao lâu thì lành, chị em có thể áp dụng các cách giúp đẩy nhanh tiến độ hồi phục vết thương nhanh hơn.
1. Kiêng quan hệ
Mới phẫu thuật cắt môi bé xong bạn cần phải kiêng QHTD. Bởi nếu lúc này bạn cố chấp quan hệ sẽ khiến vết thương bị chảy máu, đau rát.
Vì thế hãy nói rõ tình trạng với người ấy, đợi đến khi cô bé lành thương hồi phục hoàn toàn mới nên thực hiện “chuyện ấy” để đảm bảo an toàn, không biến chứng.
2. Chườm lạnh để giảm đau
Bạn có thể chườm đá lạnh để giảm sưng đau sau phẫu thuật thu môi bé. Hãy sử dụng khăn sạch, vải mềm để bọc đá lạnh và chườm nhẹ nhàng ngày 1 – 2 lần trong 5 ngày đầu sau tiểu phẫu.
3. Mặc quần lót rộng rãi
Sau thẩm mỹ để vết thương nhanh lành thì bạn cần để vùng can thiệp luôn khô thoáng. Nên mặc quần lót rộng rãi, thoải mái, không mặc các loại quần bó sát sẽ khiến môi bé bị chà xát làm bục chỉ, đau rát, gây viêm nhiễm và khiến vết mổ lâu lành.
4. Không vệ sinh vùng kín bằng giấy
Khi bạn sử dụng giấy vệ sinh để làm sạch vùng kín khiến tăng ma sát lên vết mổ rát dễ gây rách chỉ. Ngoài ra, nếu giấy vệ sinh bị ướt mủn ra khiến vụn giấy bám vào vết thương, lâu ngày tích tụ vi khuẩn gây ngứa ngáy, viêm nhiễm.
Trên đây là chia sẻ chi tiết về mốc thời gian cắt môi bé bao lâu thì lành hy vọng giúp chị em sớm có kế hoạch thẩm mỹ chỉnh hình cô bé lấy lại thanh xuân. Nếu còn điều gì thắc mắc liên hệ với Thẩm mỹ Dr Huy Giang để được tư vấn miến phí.
>>Tham khảo: