“Cô bé” lão hoá, giãn rộng, phì đại sau sinh là nguyên nhân nhiều chị em quyết định tân trang cô bé. Tuy nhiên có không ít chị em lo lắng cắt môi bé có đau không vì đây là vùng khá nhạy cảm. Cảm giác thật sự khi phẫu thuật thu môi bé là gì, có đau như lời đồn. Cùng theo dõi câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Cắt môi bé có đau không? Thời điểm quan trọng cần lưu ý
Cắt môi bé có đau không?

Cắt môi bé có đau không?

Theo bác sĩ tại thẩm mỹ viện Dr Huy Giang, tất cả các quá trình can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ đều cần gây tê hoặc gây mê. Và trước khi phẫu thuật cắt môi bé chị em cũng sẽ được bác sĩ chuyên khoa gây tê để không còn cảm giác đau đớn khó chịu nữa. 

Thời gian phẫu thuật chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút và vết mổ sẽ được khâu thẩm mỹ bằng chỉ tự tiêu. Nên sẽ giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn và không để lại sẹo xấu. 

Sau khi kết thúc phẫu thuật khoảng 4 – 8 tiếng, chị em sẽ cảm nhận được cơn đau nhức nhẹ ở vùng can thiệp do thuốc tê đã hết tác dụng, không còn khả năng ức chế dây thần kinh cảm giác.

Tuy nhiên, đây là tình trạng hoàn toàn bình thường và nằm trong ngưỡng chịu đựng của chị em. Nếu chăm sóc tốt cơn đau sẽ nhanh biến mất, vết thương hồi phục nhanh.

Thế nên chị em không cần lo lắng cắt môi bé có đau không, quá căng thẳng sẽ khiến chị em tăng cảm giác khó chịu, đau đớn nhiều hơn. 

Và hãy chọn cho mình địa chỉ uy tín, bác sĩ tay nghề giỏi để đảm bảo cả thẩm mỹ thành công, an toàn.

Sau phẫu thuật thu gọn môi bé bao lâu hết đau?

Dưới đây là các mốc thời gian quan trọng sau phẫu thuật cắt môi cô bé giúp chị em có kế hoạch chăm sóc vết thương phù hợp.

Ngày đầu sau phẫu thuật

Hầu hết chị em phụ nữ sau khi thực hiện thu môi nhỏ đều có cảm giác sưng, đau âm hộ, phần da xung quanh vùng can thiệp phồng to lên.

Đây là các phản ứng tự chữa của cơ thể khi mô mềm bị tổn thương do can thiệp phẫu thuật. Và cơn đau sẽ được giải quyết nhờ đơn thuốc của bác sĩ.

Cắt môi bé có đau không? Thời điểm quan trọng cần lưu ý
Sau phẫu thuật thu gọn môi bé bao lâu hết đau?

Từ 2 – 4 ngày

Ngày thứ 2, vùng can thiệp vẫn còn sưng nặng và dần dần giảm sau 24 – 48 giờ tiếp theo. Lúc này bạn cần uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ để vết thương hồi phục nhanh hơn. Nếu có bất thường xảy ra như vết thương mưng mủ, có mùi hôi, sốt … thì cần liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Từ 5 – 7 ngày

Khoảng thời gian này các cơn đau dần biến mất, vết thương dần hồi phục. Tuy nhiên tuỳ cơ địa mỗi người mà tình trạng sưng và thâm tím khác nhau, có trường hợp khách hàng chậm hồi phục hơn.

Vì vậy, bạn không nên chủ quan mà vẫn cần chăm sóc vết thương, kiêng khem cẩn thận và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ngưng sử dụng thuốc.

Mẹo hết đau nhanh sau cắt môi bé

Chị em có thể áp dụng các mẹo hữu ích dưới đây để nhanh hết đau, nhanh lành thương, nhanh hồi phục.

1. Sử dụng thuốc giảm sưng đau theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi cắt môi bé, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn các loại thuốc giảm sưng đau, kháng viêm và thuốc mỡ bôi ngoài da để dưỡng thương tốt hơn.

Bạn nên uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý dùng thêm bất kỳ các loại thuốc nào khác ngoài đơn kê.

2. Chườm lạnh

Chườm lạnh là giải pháp giúp giảm đau nhức, sưng tấy và làm xoa dịu vùng da phù nề hiệu quả. Bạn chỉ nên chườm lạnh trong vòng 24h đầu sau phẫu thuật và không nên lạm dụng quá nhiều lần trong ngày.

Cách thực hiện:

– Dùng túi ni lông bọc ít đá và quấn bên trong vải hoặc khăn mềm

– Chườm nhẹ nhàng xung quanh vết thương từ 5-10 phút

– Dùng khăn lau khô và thấm nước không để nước chạm vào vết thương

Sau phẫu thuật thu gọn môi bé bao lâu hết đau?
Làm gì để nhanh hết đau sau thu môi nhỏ

3. Nghỉ ngơi hợp lý

Sau phẫu thuật bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái để vết thương nhanh lành hơn.

4. Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng đồng thời cần tránh các đồ ăn gây táo bón, tiêu chảy khiến hậu môn căng hết mức làm ảnh hưởng gián tiếp đến môi bé sau khi cắt.

Vì vậy bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Loại bỏ khỏi thực đơn thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, quả hồng, thịt đỏ,… và bổ sung các loại hoa quả rau củ tươi, thịt lợn nạc, các loại hạt, ngũ cốc….

Bạn hoàn toàn không cần lo lắng cắt môi bé có đau không nêu lựa chọn cho mình địa chỉ uy tín và áp dụng các mẹo nhỏ chia sẻ ở trên để trùng tu cô bé tươi trẻ, thon gọn như thời còn son.

>>Tham khảo thêm:

Cắt môi bé có để lại sẹo không?