Nâng mũi bị tụt sụn: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
Có trường hợp mới nâng mũi đã bị tụt sụn và cũng có trường hợp mấy năm sau mới xuất hiện biến chứng này. Vậy nâng mũi bị tụt sụn do nguyên nhân gì gây nên, có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào?
Dấu hiệu nâng mũi bị tụt sụn
Mũi bị tụt sụn là tình trạng sụn nâng không nằm cao ở vị trí ban đầu khi được đặt vào. Mà nó có biểu hiện tụt dần xuống ở phía đầu mũi làm kéo dài hoặc biến dạng. Một số dấu hiệu chi tiết:
– Một số trường hợp cảm thấy đầu mũi dài, nhọn hơn và không có thêm biểu hiện khác.
– Vùng da đầu mũi bị căng tức, bóng đỏ, cồm cộm gây khó chịu
– Có trường hợp còn nhìn thấy rõ sụn trắng ở đầu mũi. Đầu mũi bị lệch, sống mũi thấp tụt dần, có thể sờ cảm nhận rõ sụn bị lộ ra.
Nguyên nhân tụt sụn sau nâng mũi
Mũi nâng xong có dấu hiệu bị thấp, sụn tụt dần, đầu mũi bóng đỏ, lộ sụn, đau nhức khó chịu khiến khách hàng hoang mang lo lắng. Dưới đây là các nguyên nhân của tình trạng này:
– Sử dụng sụn nâng mũi không phù hợp, hoặc có chất liệu quá cứng khiến vùng da đầu mũi bị kéo căng quá mức.
– Nâng mũi quá dài, đặt sụn quá cao ở những người có da mũi quá mỏng lâu dần làm tụt sụn
– Bác sĩ bóc tách tạo khoang đặt sụn sai lệch, không chính xác vị trí khiến mũi không cố định vị trí làm sống mũi di lệch, không bám chắc thành vào mũi gây tụt sụn.
– Cơ địa không phù hợp, không tương thích với sụn nhân tạo gây hiện tượng đào thải sụn
Nâng mũi bị tụt sụn có sao không?
Mũi bị tụt sụn sau nâng không chỉ ảnh hưởng đến dáng mũi và toàn bộ khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tụt sụn là giai đoạn xảy ra trước khi sụn mũi lộ hẳn ra làm thủng đầu mũi.
Mũi bị tụt sụn nếu không kịp thời can thiệp khắc phục, để lâu có thể gây biến chứng lòi sụn, mũi đau nhức, sưng đỏ, thậm chí nặng hơn có thể gây nhiễm trùng, hoại tử mũi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Vậy nên cách tốt nhất để xử lý là bạn cần gặp ngay bác sĩ uy tín để được kiểm tra, thăm khám, tiến hành tháo sụn và tái chỉnh sửa mũi.
Cách khắc phục khi bị tụt sụn
Tình trạng tụt sụn nâng mũi có thể khắc phục được nhưng khá phức tạp và mất nhiều thời gian để mũi hồi phục. Tuỳ thuộc vào tình trạng mũi của mỗi người mà bác sĩ sẽ ứng dụng kỹ thuật phù hợp nhất.
+ Trường hợp mũi không bị nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật tháo sụn và tái nâng mũi thay thế sụn nâng mới.
+ Trường hợp mũi bị viêm nhiễm, bóng đỏ, có dấu hiệu hoại tử thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tháo sụn, loại bỏ mô xơ bao quanh sụn và xử lý tình trạng viêm nhiễm.
Sau đó bạn cần chờ từ 3 – 6 tháng để mũi hồi phục ổn định mới có thể tái sửa mũi. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp tái nâng mũi phù hợp nhất.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề nâng mũi bị tụt sụn và cách khắc phục phù hợp. Bạn cũng nên lưu ý rằng đây là biến chứng phức tạp nên hãy đến cơ sở uy tín để được bác sĩ giỏi tư vấn phương pháp khắc phục kịp thời và đảm bảo an toàn nhất.
𝐃𝐑 𝐇𝐔𝐘 𝐆𝐈𝐀𝐍𝐆 – 𝐒&𝐁 – Đơn vị hàng đầu về thẩm mỹ vùng ngực!
Mang lại VẺ ĐẸP HOÀN HẢO dựa trên SỰ AN TOÀN TUYỆT ĐỐI
Địa chỉ: 1C Trường Chinh – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội
>>Tham khảo thêm: