Sửa Mũi Bị Lộ Sóng, Bóng Đỏ
Nâng mũi là dịch vụ thẩm mỹ được nhiều người ưa chuộng thực hiện để khắc phục các khuyết điểm của mũi, tái tạo dáng mũi cao thon, thanh tú, hài hoà với gương mặt. Tuy nhiên có không ít trường hợp sửa mũi bị lộ sóng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cả sức khoẻ khách hàng. Vậy nâng mũi bị lộ sóng có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào?

Mũi bị lộ sóng là bị làm sao?
Một số trường hợp sau khi sửa mũi bị lộ sóng, sống mũi bị lộ miếng độn và có thể phát hiện bằng mắt thường hoặc nhìn rõ khi soi dưới đèn.
Nhiều trường hợp nặng còn xuất hiện tình trạng tụt sụn ra bên ngoài do chất liệu độn không bám dính chắc chắn vào mô da và cấu trúc mũi. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và gây hại cho sức khoẻ nếu không khắc phục sớm.
Nguyên nhân nâng mũi bị lộ sóng
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lộ sóng sau nâng mũi. Cụ thể:
1. Do nâng mũi quá cao
Nhiều người cho rằng nâng mũi càng cao càng đẹp nhưng chuyên gia khuyên rằng thẩm mỹ mũi đẹp nhất chỉ nên độn sống mũi ở mức độ vừa phải và hàu hoà, phù hợp với đường nét gương mặt.
Nếu nâng mũi quá cao khiến vùng da mũi không đủ khả năng bảo bọc và chống đỡ sống mũi. Điều này sau một thời gian khiến miếng sụn làm cho da mũi giãn căng gây chèn ép các dây thần kinh. Bạn sẽ cảm thấy đau đớn, đỏ da và sụn có xu hướng tự đẩy ra ngoài gây lộ sóng.
2. Chất liệu sụn nâng quá cứng
Nếu lựa chọn chất liệu sụn nâng kém chất lượng, quá cứng hoặc thiết kế miếng độn quá dày thì độ tương thích với cơ thể rất thấp.
Điều này cũng là nguyên nhân khiến da mũi giãn căng, theo thời gian có nguy cơ bào mỏng da, dần gây bóng đỏ, đau nhức và lộ sóng.

3. Tay nghề bác sĩ
Nếu lựa chọn nâng mũi tại địa chỉ kém uy tín, tay nghề bác sĩ non kém, thực hiện bóc tách, cấy ghép sụn nâng không chính xác. Điều này khiến mũi bị tổn thương, gây ra nhiều biến chứng như mũi bị lộ sụn, viêm nhiễm, biến dạng dáng mũi…
Vậy nên bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, bác sĩ giỏi để tư vấn thực hiện phương pháp cũng như loại sụn nâng phù hợp với nền mũi và tình trạng của mỗi người.
Dấu hiệu nhận biết mũi bị lộ sóng
– Vùng mũi đau nhức, sưng tấy, ửng đỏ quá 3 ngày không giảm
– Đầu mũi nhọn, cứng và nổi cục
– Chóp mũi bị nhô ra
– Mũi bị chảy máu, sưng bầm, có tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ.
Nâng mũi bị lộ sóng có nguy hiểm không?
Nâng mũi bị lộ sóng là do cơ thể không thích nghi với chất liệu lạ, sụn nâng không bám dính chắc chắn vào mô liên kết và thành mũi.
Tình trạng này khiến mũi bị tổn thương không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Các rủi ro phát sinh nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời như:
– Da mũi bị bào mỏng có thể làm thủng da
– Chức năng mũi bị ảnh hưởng như hô hấp kém, khó thở, dễ bị dị ứng thời tiết, ảnh hưởng khứu giác…
– Bị nhiễm trùng, hoại tử mũi
– Dễ bị lệch vẹo, biến dạng dáng mũi khi vận động
Biến chứng lộ sóng mũi rất nguy hiểm nên cần lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín và chăm sóc mũi sau nâng cẩn thận để đảm bảo kết quả thành công và an toàn.

Cách sửa mũi bị lộ sóng hiệu quả nhất?
Cách tốt nhất để sửa mũi bị lộ sóng là điều chỉnh lại chất liệu sụn nâng mũi, hầu hế là sẽ rút bỏ sụn ra ngoài. Bởi để lâu sẽ khiến mũi bị tổn thương nặng hơn, ăn sâu vào da thịt gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tùy từng trường hợp mũi của mỗi người mà bác sĩ sẽ có phương pháp xử lý phù hợp nhất.
Sau khi rút chất liệu độn ra bác sĩ sẽ chia thành 2 trường hợp:
– Nếu các mô mũi không bị ảnh hưởng nhiều, còn khỏe thì sau 3 – 4 tuần có thể tái nâng mũi.
– Nếu mô mũi bị tàn phá nghiêm trọng, nền mũi quá yếu thì cần phải chờ ít nhất 3 tháng để mũi ổn định mới tái nâng mũi.
Để chỉnh sửa mũi, bác sĩ thường khuyên sẽ dùng sụn tự thân hoặc thay thế chất liệu sụn nhân tạo khác phù hợp hơn.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng thêm mô da nhân tạo để bù đắp và tái tạo phần da bị hỏng để sống mũi tự nhiên. Đồng thời còn bảo vệ và ngăn ngừa tình trạng bóng đỏ, lộ sóng tái diễn.
Sau khi sửa mũi khách hàng cần chú ý chăm sóc và kiêng khem cẩn thận để mũi hồi phục ổn định.
Tránh lộ sóng mũi sau nâng bằng cách nào?
Biến chứng sửa mũi bị lộ sóng hoàn toàn có thể khắc phục được nhưng mất rất nhiều thời gian và công sức. Vậy nên khách hàng cần nắm rõ các yếu tố hạn chế biến chứng lộ sóng sau nâng mũi dưới đây:
– Lựa chọn bác sĩ thẩm mỹ mũi uy tín
Tay nghề bác sĩ quyết định phần lớn thành công của ca nâng mũi. Vậy nên khách hàng cần tham khảo lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo phẫu thuật nâng mũi chính xác và an toàn nhất.
– Chọn sụn nâng phù hợp
Sụn nâng mũi phải làm từ chất liệu mềm dẻo, đảm bảo an toàn và tương thích với cơ thể. Vậy nên trước khi nâng mũi, khách hàng cần được thăm khám trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn loại sụn nâng phù hợp.

– Chọn dáng mũi và phương pháp thực hiện
Khách hàng cần nghe tư vấn của bác sĩ lựa chọn dáng mũi và kỹ thuật thực hiện phù hợp nhất với tình trạng mũi và gương mặt của mỗi người sao cho hài hoà, cân đối nhất.
– Chăm sóc sau nâng mũi đúng cách
Đây là bước quan trọng quyết định đến kết quả mũi sau nâng. Vậy nên khách hàng cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc mũi sau nâng đúng cách, kiêng khem kỹ càng để có kết quả tốt nhất.
Trên đây là những chia sẽ về tình trạng sửa mũi bị lộ sóng hy vọng giúp khách hàng có thông tin hữu ích. Nếu muốn làm đẹp an toàn và thành công, bạn hãy lựa chọn đúng địa chỉ uy tín, chất lượng nhé.
𝐃𝐑 𝐇𝐔𝐘 𝐆𝐈𝐀𝐍𝐆 – 𝐒&𝐁 – Đơn vị hàng đầu về thẩm mỹ vùng ngực và tạo hình cơ thể!
Mang lại VẺ ĐẸP HOÀN HẢO dựa trên SỰ AN TOÀN TUYỆT ĐỐI
Địa chỉ: 1C Trường Chinh – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội
>>Tham khảo thêm: