Nâng mũi bị co rút là một trong những biến chứng nguy hiểm khiến dáng mũi biến dạng và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe. Vậy nguyên nhân co rút mũi sau nâng là gì, có khắc phục được không. Chi tiết câu trả lời được giải đáp trong bài viết sau đây.

Mũi bị co rút, biến dạng sau nâng phải làm sao?
Mũi bị co rút nguyên nhân do đâu?

Nâng mũi bị co rút là như thế nào?

Mũi co rút là tình trạng dáng mũi thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài sau khi nâng mũi bị biến chứng. 

Các dấu hiệu phổ biến khi gặp tình trạng này là: vùng da đầu mũi co rút lại khiến đầu mũi bị dúm vào, nhăn và hếch lên. Phần da mũi dày co thắt chặt phần sụn nâng khiến trụ mũi bị biến dạng. Thêm nữa vùng đầu mũi có thể bị sưng nề, viêm nhiễm.

Các trường hợp bị co rút mũi sau nâng đa phần xảy ra khi dùng mũi nhân tạo do có thể hình thành bao xơ, không tương thích và dễ bị dị ứng, đào thải sụn nâng khi đặt vào mũi.

Ngoài ra cũng có trường hợp co rút khi dụng sụn tự thân do bác sĩ tay nghề non kém, thao tác phẫu thuật kém chính xác.

Nguyên nhân gây mũi co rút sau nâng

Tình trạng mũi co rút sau nâng xảy ra có thể do các nguyên nhân dưới đây gây nên:

1. Nhiễm trùng mũi

Nếu trong quá trình bác sĩ phẫu thuật đặt sụn vào trong khoang mũi không được vô trùng, không đảm bảo vệ sinh có thể khiến mũi bị nhiễm trùng nặng.

Ngoài ra quá trình chăm sóc mũi sau nâng không đúng cách cũng khiến mũi có nguy cơ nhiễm trùng, gây tổn thương mô, sụn không ổn định khiến co rút mũi.

2. Sụn nâng không tương thích

Nếu bạn nâng mũi sử dụng chất liệu sụn nâng không đảm bảo chất lượng thì độ tương thích với cơ thể thấp, làm tăng khả năng có rút mũi.

Ngoài ra nếu bác sĩ đặt sụn nâng quá cao, gây áp lực lên da mũi làm bào mỏng da, gây biến dạng, dãn đến co rút.

Mũi bị co rút, biến dạng sau nâng phải làm sao?
Nguyên nhân gây mũi co rút sau nâng

3. Co thắt bao xơ

Khi đặt sụn nâng vào mũi thì sẽ có mô xơ hình thành bao quanh chất liệu độn, đây được gọi là hình thành bao xơ. Hiện tượng này có tác dụng ngăn ngăn không cho sụn nâng liên kết với da, ngăn ngừa tổn thương da, giúp da duy trì độ dày và mô mềm.

Tuy nhiên khi mũi bị nhiễm trùng khiến mô mũi bị tổn thương quá mức làm bao xơ quá dày gây co thắt lại. Điều này dẫn đến tình trạng co rút mũi. 

4. Nâng/ sửa mũi nhiều lần

Nếu bạn nâng mũi nhiều lần dễ khiến mũi bị nhiễm trùng, gây tổn thương mô mềm, làm hoại tử da. Điều này dẫn đến tình trạng co rút mũi, xảy ra ở người có sụn cánh mũi yếu và phẫu thuật tạo hình mũi nhiều lần.

Mũi co rút biến dạng sau nâng phải làm sao?

Tình trạng mũi bị co rút sau nâng cần phải được khắc phục kịp thời trước khi diễn biến nặng hơn gây nguy hại đến sức khoẻ. Dưới đây là cách chữa cho trường hợp co rút mũi sau nâng:

Thăm khám, kiểm tra tình trạng

Khách hàng sẽ được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng mũi để xác định nguyên nhân gây mũi có rút. Sau đó sẽ dựa trên tình trạng mũi, mức độ co rút để đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp.

Trường hợp da mũi dày, có nhiều mô sẹo thì mức độ kéo dài đầu mũi bị hạn chế. Nếu da quá mỏng thì quá trình phẫu thuật sửa mũi dễ làm tổn thương da.

Mũi bị co rút, biến dạng sau nâng phải làm sao?
Mũi bị co rút, biến dạng sau nâng phải làm sao?

Thực hiện sửa mũi 

Quá trình sửa mũi co rút rất phức tạp đòi hỏi phải thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo thành công và an toàn. Các trường hợp sửa mũi co rút bác sĩ không khuyến khích sử dụng sụn nhân tạo vì dễ gặp phải các tác dụng phụ, kích ứng gây mỏng da, bóng đỏ…

Dưới đây là quy trình chi tiết sửa mũi:

– Tháo sụn mũi: Bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách mô xơ ở trụ mũi, đầu mũi và tháo sụn nâng cũ bằng cách rạch một đường mổ nhỏ trên mũi. 

– Chỉnh hình cấu trúc mũi: Sau khi bóc tách hết mô sẹo, bác sĩ sẽ tiến hành đặt các miếng ghép mở rộng vách ngăn từ sụn sườn để kéo dài đầu mũi.

Chỉnh hình đầu mũi: Phần đầu mũi sẽ được chỉnh hình lại toàn bộ để phù hợp với vị trí vách ngăn mới. Trường hợp sụn cánh mũi bị co rút thì cần phải đặt miếng ghép ở sụn cánh mũi dưới nếu muốn kéo dài đầu mũi hơn. 

Nâng cao sống mũi và bọc đầu mũi: Bác sĩ dùng sụn tự thân lấy ở tai để nâng sống mũi và làm đầu mũi mềm mại, tự nhiên nhất.

– Khâu đóng vết mổ: Sau khi hoàn thành bác sĩ kiểm tra toàn bộ mũi, tiến hành khâu đóng vết mổ và băng nẹp mũi. 

Trên đây là những thông tin giải đáp về tình trạng nâng mũi bị co rút, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Nếu còn điều gì thắc mắc về dịch vụ nâng/ sửa mũi, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

>>Tham khảo thêm:

Lưu ý khi sửa mũi hỏng sau phẫu thuật